5 quy tắc bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh

8:15 SA
Ngày nay, tủ lạnh đã trở thành một đồ dùng thiết yếu trong mỗi gia đình, có nhiệm vụ bảo quản thực phẩm. Nhưng đừng nghĩ món đồ nào cũng cho vào tủ lạnh được nhé. Nếu bạn chưa cập nhật kiến thức này, hãy đọc ngay các quy tắc bảo quản dưới đây nhé.

1. Sắp xếp đồ hợp lý

Sắp xếp thực phẩm thế nào cho để tủ lạnh luôn gọn gàng, dễ tìm và dễ lấy? Hãy sắp xếp theo một quy tắc nhất định và duy trì nó trong suốt quá trình sử dụng nhé.

Đối với ngăn đá

Ngăn này có nhiệt độ rất thấp và có nhiệm vụ làm “đông đá” những thứ bên trong. Chắc hẳn bạn đã quen với những viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua chứa trong ngăn này để giải khát. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lưu trữ các thực phẩm tươi sống để dài ngày như các loại thịt, cá, hải sản,… Bạn cần lưu ý rửa sạch đồ sống, cho vào túi/hộp sạch trước khi cho vào ngăn đá nhé.

Các thực phẩm tươi sống cần rửa sạch, đựng trong hộp trước khi cho vào ngăn đá

Đối với ngăn mát 

Tại đây, nhiệt độ cao hơn và cũng là buồng chứa thực phẩm chính
+ Cánh cửa tủ: nơi được làm lạnh ít nhất. Do đó, bạn chỉ được để những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt có thể bảo quản lâu ở vị trí này. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào.
+ Ngăn trên cùng của ngăn mát: Những thực phẩm như: thức ăn và đồ uống dư thừa, các thực phẩm ăn liền,...thích hợp với nơi này nhất. Do đây là nơi có hơi lạnh nhiều nên sẽ giữ được đồ ăn ngon và lâu hơn.
+ Những kệ dưới: Hãy đặt các loại như: trứng, sữa hoặc thực phẩm muốn rã đông tại đây. Tuy nhiên, nên bọc kỹ thịt, hải sản,… và cho chúng vào một hộp đựng nhỏ để tránh rỉ nước ra những thực phẩm khác.
+ Hộc tủ: Nơi đây được thiết kế để duy trì độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ và hoa quả.
Các đồ trong ngăn lạnh cần sắp xếp gọn gàng, dễ lấy

2. Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Nhưng không có nghĩa là sẽ bảo quản an toàn được 100%. Theo các nghiên cứu, thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Bạn hãy lưu ý về thời gian bảo quản các loại thịt, cá như sau: thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, thịt dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Thịt lợn, gà, vịt chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 7 ngày

3. Thực phẩm phải cho vào túi, hộp kín

Những đồ tươi sống này nếu không bảo quản đúng cách sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Đừng vì thói quen tùy tiện hay cẩu thả mà biến tủ lạnh thành nơi của vi khuẩn và mầm gây bệnh. Thực phẩm cần được rửa sạch, cho vào túi/hộp kín và bảo quản an toàn. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Và đặc biệt phải để đồ ăn nguội bớt rồi mới cho vào tủ lạnh nhé.

 Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn

4. Bảo quản rau củ trong tủ lạnh

Tủ lạnh đã thiết kế riêng hộc tủ có độ ẩm lý tưởng dành cho rau củ. Nhưng khi cho vào tủ lạnh bảo quản, bạn cũng cần lưu ý. Hãy sắp xếp các loại quả theo trật tự theo thời gian chín của chúng. Những loại quả nhanh chín nên để 1 vị trí, còn những loại lâu chín hơn nên sắp xếp ở nơi khác. Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn. Bên cạnh đó, nên rửa sạch rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.

Hãy sắp xếp các loại quả theo trật tự theo thời gian chín của chúng

5. Các thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

Bạn cần lưu ý không nên cho vào tủ lạnh các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm dễ nảy mầm

Những thực phẩm có khả năng lên mầm nhanh như hành, tỏi, khoai tây,… thì các bạn không nên cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ dễ mọc mầm và tạo ra các hợp chất gây độc cho bạn. Đặc biệt là củ tỏi, chúng có thể ám mùi khó chịu cho các thực phẩm khác.
Để tỏi trong tủ lạnh có thể gây ám mùi cho các thực phẩm khác 

Hạt và bột cà phê

Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm mất đi hương vị và các hợp chất tạo nên mùi thơm quyến rũ của cà phê. Đồng thời, chúng có thể sẽ làm mất đi mùi của các thực phẩm khác nữa. 


Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm mất đi hương vị quyến rũ của cà phê

Cà chua, bơ

Đây đều là những thực phẩm rất dễ bị hỏng khi cho vào tủ lạnh bởi nhiệt độ không phù hợp. Tốt nhất nên bảo quản nó ở bên ngoài, tại những nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời để đạt được nhiệt độ phù hợp nhất có thể.
Nhiệt độ và độ ẩm trong tủ lạnh không thích hợp để bảo quản cà chua

5 quy tắc ngắn gọn mà bạn nên chú thích vào tờ giấy nhớ ở cửa tủ lạnh. Hãy nắm vững trong tay các bí quyết này để chăm sóc sức khỏe thật tốt cho gia đình bạn và tăng tuổi thọ cho tủ lạnh


5 quy tắc bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh 5 quy tắc bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh
910 1

Bài viết 5 quy tắc bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »