Người ta thường
cho rằng, cái gốc là nơi hội tụ toàn bộ năng lượng của loài cây. Và sắn dây
chính là một minh chứng cho điều này. Bột được làm từ sắn dây có rất nhiều tác
dụng, tuy nhiên nếu bạn sử dụng đúng cách. Vậy những ai nên dùng bột sắn dây?
Sử dụng thế nào cho hiệu quả? Hãy đọc ngay các lưu ý dưới đây nhé!
Tác dụng của bột sắn dây
Củ sắn dây được coi là một trong
những loại củ rất có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh
tuyệt vời, được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Thông thường, người ta thường dùng
sắn dây để chế biến tinh bột, giúp bảo quản loại thuốc quý này tốt hơn.
Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ rất có giá trị lớn nhất
Bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào
kinh tỳ, vị, phế, bàn quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ
phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc nên được áp dụng
trong rất nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, nó còn có tính đông đặc. Vì thế khi sử dụng sẽ làm
cho các phân tử bột đi vào thành ruột và trung hòa các axit ở đây, chống lại vi
trùng, ngăn cản căn bệnh tiêu chảy, kiết lị, nó làm thuyên giảm ngay chứng đầy
hơi trong bụng.
![]() |
Thêm chú thích |
Bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt
Theo
các nghiên cứu gần đây, người ta tìm thấy trong bột sắn dây có chứa hàm lượng
plavonodit rất cao - một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa
và hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống
lại sự oxi hóa của cơ thể. Chính
vì thế, sử dụng bột sắn dây sẽ ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.
Bột sắn dây có chứa hàm lượng plavonodit rất cao - một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn
Không những thế, sử dụng bột
sắn dây thường xuyên
còn có khả năng làm giảm ham muốn uống rượu ở những người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người. Cũng nhờ tác
dụng giải độc nên bột sắn dây được dùng trong các trường hợp ngộ độc thức ăn, đi cầu ra máu, trị trứng cá, mụn nhọt
do nhiều độc tố tích tụ trong người. Do đó, loại tinh bột này cũng được
coi là một thần dược của chị em phụ nữ trong việc làm đẹp.
Sử dụng bột sắn như thế nào?
Theo phương pháp thực dưỡng: Bạn cho 1,5 thìa cà phê bột sắn dây, 1 cốc nước, 1 quả mơ muối lâu
năm, 1 lát gừng, ½ thìa tương cổ truyền (tương Tamari). Đun sắn dây và nước
trong nồi đất, không dùng nồi gang, sắt, thép. Cho mơ muối vào đun và khuấy đều
cho đến khi sánh đặc lại, chờ 1-2 phút cho nguội rồi bắt ra. Cho gừng và tương
Tamari hoặc tương Miso vào.
Có nhiều phương pháp chế biến bột sắn dây
Theo phương pháp thông thường: Bạn pha bột sắn dây với
nước sôi để uống theo tỷ lệ thích hợp, không nên uống nước sắn dây sống mà nên
đun chín, có thể pha thêm một chút đường cho dễ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể
khuấy bột sắn dây trên
bếp cho sánh đặc lại rồi ăn, dùng mỗi ngày để mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Tốt nhất nên dùng bột sắn dây đã đun chín
Tuy
nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, mỗi ngày bạn không nên uống quá một ly
bột sắn dây, bởi sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm hàn, người mệt mỏi và có khả năng tụt
huyết áp. Tuyệt đối không được dùng bột sắn cùng với mật ong, bởi có thể
gây ngộ độc, dẫn đến chết người.
Những ai không nên dùng bột sắn thường xuyên?
Tuy
được coi là vị thuốc quý, nhưng không phải ai cũng sử dụng được tinh bột sắn
thường xuyên. Các thầy
thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng,
bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt,
sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Những người có dương khí hư không nên dùng bột sắn
Còn đối với trẻ em, tốt nhất không nên uống bột sắn dây
sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau
bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn.
Ngoài ra, đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây
sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn
chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ
ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và
hấp thụ tốt hơn.
Trẻ em tốt nhất không nên uống bột sắn dây sống
Đối với phụ nữ trong thai kỳ,
nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người
mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì
sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn. Trường hợp thai phụ
có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn
dây.
Phụ nữ trong thai kỳ cần phải thận trọng trước khi sử dụng sắn dây
Vốn là vị thuốc quý được lưu
truyền trong dân gian, bột sắn dây được nhiều người tin dùng. Hãy là một người dùng
thông minh, biết cách sử dụng tinh bột sắn một cách hiệu quả nhất, để đảm bảo
sức khỏe cho bản thân và gia đình.
EmoticonEmoticon