Những ngày gần Tết, khi đi qua những gian hàng bán đồ bánh kẹo,
chắc hẳn bạn không còn lạ với những hộp mứt dừa đẹp mắt, thơm ngon, đủ màu sắc.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về vấn đề an toàn của các sản phẩm đóng hộp
này, khi việc sử dụng các loại hóa chất, màu thực phẩm ngày càng tràn lan. Vậy
tại sao bạn không trổ tài khéo tay, tự làm món mứt dừa thơm ngon tại nhà nhỉ?
Hãy đọc ngay bài viết sau đây để cùng chế biến món mứt ngũ sắc nhé!
Tự tay làm món mứt dừa ngũ sắc thơm ngon đúng điệu
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Món mứt ngũ sắc được tạo màu từ các nguyên liệu thiên nhiên
như: rau dền đỏ để tạo màu đỏ may mắn (hoặc bạn có thể thay thế bằng gấc chín),
cà rốt tạo màu cam, lá dứa dùng để tạo được màu xanh bắt mắt, màu nâu được tạo
từ cacao và cà phê, màu tím được tạo nhờ lá cẩm tím hoặc bắp cải tím.... Do đó,
bạn cần chuẩn bị các thành phần chính cho món mứt dừa như sau:
+ 1 kg cùi dừa : Để làm mứt dừa được ngon và dẻo, bạn nên chọn
những quả dừa bánh tẻ (không quá non cũng không quá già), có độ cứng và độ dai
phù hợp. Một mẹo nhỏ bạn nên áp dụng: nên chọn trái dừa bánh tẻ đã tách vỏ có
phần cứng màu nâu nhạt (quả màu nâu đậm tức là đã quá già để làm), có thể bấm
móng tay vào được.
Mẹo chọn dừa bánh tẻ thơm ngon cho món mứt dừa
+ 500g
đường trắng
+ 150g
lá cẩm tím (hoặc thay bằng bắp cải tím)
+ 1
củ cà rốt lớn
+ 1
mớ rau dền đỏ lớn ( hoặc một nửa trái gấc)
+ 1
gói cafe hòa tan
Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dừa ngũ sắc
2. Chế biến nguyên liệu
Chế biến dừa
Sau khi mua dừa về, gạt sạch phần nước bên trong. Bạn có thể
dùng nước dừa pha thêm đường để uống, bởi dừa ở tầm này rất vừa phải và khá
ngọt. Gọt bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài và cắt quả dừa làm đôi. Dùng dạo nạo để nạo
theo đường hình tròn của quả dừa, tạo thành những sợi dài và mỏng.
Nạo dừa sợi dài và rửa sạch để loại bỏ dầu dừa
Sau khi đã nạo xong, rửa sạch phần cùi dừa với nước sạch
nhiều lần. Lưu ý rửa cho đến khi nước không còn đục nữa, bởi nếu không sạch,
phần dầu dừa còn đọng lại sẽ gây cháy khi làm mứt. Sau khi rửa sạch, vớt ra và
để ráo. Theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn nên ngâm cùi dừa trong nước ấm
khoảng 75 – 80 độ C để khử dầu nhanh hơn và tiết kiệm thời gian.
Chế biến màu mứt dừa
+ Màu đỏ: Rau dền rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó,
lọc lấy phần nước cốt để thu được hỗn hợp màu đỏ đẹp mắt. Nếu không có rau dền,
bạn có thể thay bằng gấc chín. Cắt đôi quả gấc và thu được phần thịt gấc bên
trong. Lấy phần thịt bóp cùng với nửa chén rượu nhỏ, nặn bỏ hạt, hòa thêm với
một bát con nước và lọc lấy nước gấc.
+ Màu cam: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào máy
sinh tố xay nhuyễn. Tiến hành lọc lấy nước cốt.
+ Màu tím: Tương tự, để tạo màu tím, bạn sử dụng lá cẩm tím
và bắp cải tím. Sau khi rửa sạch, cho vào máy xay cùng một chút nước. Lọc bỏ phần
bã, thu được nước cốt.
+ Màu nâu: Sẽ được tạo thành khi trộn dừa cùng với cà phê
hoà tan.
Chế biến màu tự nhiên cho mứt dừa
Chia phần mứt đã nạo thành 5 phần bằng nhau. 3 phần ngâm
trong nước cốt màu đỏ, màu cam và màu tím. Phần mứt tạo màu nâu sẽ được trộn với
cà phê ở phía sau, còn một phần mứt để tạo màu trắng. Để tạo được màu đẹp mắt,
bạn nên ngâm từ 4 – 5 giờ để tạo được màu đẹp mắt. Sau khoảng thời gian đó, bạn
chắt bớt phần nước ở các phần trên đi, chỉ để lại một chén nước màu nhỏ, để tạo
màu đẹp hơn cho mứt khi sên nhé.
Tạo độ ngọt cho mứt
Trong bước tiếp theo, chúng ta tiếp tục trộn đường với dừa.
Nếu không có thời gian, bạn nên để để dừa trong khoảng 2 giờ trước khi sên để
chất ngọt được thấm vào bên trong dừa. Nếu có thời gian, bạn nên chờ từ 10 – 12
giờ cho đường ngấm thật kỹ. Khi đường ngấm kỹ, cùi dừa sẽ trở nên màu hơi trong
suốt.
Ngâm mứt dừa để tạo độ ngọt và màu tự nhiên đẹp mắt
Lưu ý, trong bước này, đối với phần mứt tạo màu nâu bằng cà
phê, bạn cho cà phê cùng đường vào ngâm cùng cùi dừa nhé!
3. Tiến hành sên mứt
Sau khi đường đã ngấm kỹ vào bên trong dừa, chúng ta bắt đầu
tiến hành thao mứt. Bạn nhớ sên mỗi màu mứt dừa thành các mẻ khác nhau nhé!
Cùng thực hiện bước cuối cùng: sên mứt dừa
Khi sên, nên chọn loại chảo rộng, dầy để mứt không bị cháy
và thơm ngon hơn. Đổ mứt vào chảo và đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng đảo đều để mứt
không bị vón cục cho đến khi cạn nước. Lúc này nhanh tay đổ đều chén nước màu
đã để lại ở bước bên trên theo mỗi màu dừa tương ứng và tiếp tục đun. Lúc này,
bạn cần đảo liên tục và đều tay cho đến khi nước cạn sạch. Khi đường bắt đầu cô
đọng lại thì hạ nhỏ lửa bếp đến mức thấp nhất, tránh đảo nhiều khiến mứt dừa bị
đứt vụn. Sau khoảng 10 phút thì đường sẽ kết tinh, các sợi dừa khô và tách rời
nhau thì tắt bếp. Lúc này, bạn vẫn để chảo trên bếp và đảo thêm một vài lần nữa
cho đến khi nguội hẳn. Nên để khô một vài tiếng để mứt đậm màu hơn và bảo quản
nhé.
Cùng thưởng thức thành quả thơm ngon vừa làm xong nhé
Thật ra, làm mứt dừa ngũ sắc khá kì công, nhưng không hề quá
khó như bạn vẫn nghĩ đâu nhé! Chỉ cần một chút kiên trì, một chút khéo léo cùng
với những mẹo vặt trong bài viết này, bạn đã có ngay một đĩa mứt dừa thơm ngon
mang đầy hương vị ngày Tết rồi. Cùng thử ngay nhé!
EmoticonEmoticon